Tìm kiếm

Chào Mừng Các Bạn Ghé Thăm Blog Của Bác Sỹ Thảo. Chúc Các Bạn Một Ngày Vui Vẻ!

Tuesday, August 9, 2016


NẮN CHỈNH RĂNG SỚM CHO TRẺ EM

THEO TRƯỜNG PHÁI CỦA PHÁP 

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC CHỨC NĂNG TRONG ĐIỀU TRỊ HẠNG II & HẠNG III XƯƠNG
  • Giáo dục chức năng là quan điểm điều trị tâm cơ học, là một phần cơ bản trong phương pháp điều trị theo phát triển sinh học Broprogressive method ). Đây cũng là một công cụ để điều trị phòng ngừa các sai khớp hàm mặt ở trẻ em và cải thiện các vấn đề chức năng ở người lớn.
  • Một số rối loạn mô phôi có thể được phát hiện từ lúc trẻ rất nhỏ. Nếu được điều trị sớm, xương hàm mặt sẽ có điều kiện phát triển theo hướng hài hòa hơn. Nếu không thì các rối loạn sẽ trở nên trầm trọng hơn cho đến khi hoàn tất bộ răng vĩnh viễn. Các điều trị trễ thường sẽ bị kéo dài và khó khăn hơn, đôi khi cần phải điều trị bù trừ.
  • Quan điểm giáo dục chức năng hoàn toàn thích hợp với sai khớp hạng II và hạng III. Vấn đề chẩn đoán phân biệt rất cần thiết, cần xác định rõ vấn đề về răng hay xương, hướng phát triển mở hay đóng, có chen chúc răng hay không, có hẹp hàm hay không…
  • Ví dụ ở hạng II xương, chúng ta biết rằng 75% các ca hạng II là do lùi xương hàm dưới. Việc giáo dục chức năng sẽ giải phóng khớp thái dương hàm và cho phép xương cơ hàm dưới phát triển bình thường.
  • Đối với xương hạng III, có thể do lùi xương hàm trên, hoặc nhô xương hàm dưới hoặc phối hợp cả hai. Việc giáo dục chức năng sẽ kích thích sự phát triển của xương hàm trên và lùi hàm dưới về vị trí tương quan tâm trong các trường hợp trượt hàm.
  • Ở trẻ em, giáo dục chức năng sẽ điều trị nguyên nhân gây loạn chức năng (thở, nuốt, nhai,..) giải thoát các cản trở phát triển xương hàm dưới.
  • Ở trẻ vị thành niên, giáo dục chức năng sẽ hoàn tất điều trị chỉnh hình cố định nhờ việc loại bỏ sự co cơ, đặc biệt là các cơ khớp thái dương hàm.
Tại sao từ trước tới nay nhiều ca thất bại hoặc trẻ chỉ đeo hàm nắn chỉnh cơ chức năng được một thời gian đầu, xuất phát từ nhận thức từ phía Nha sỹ và bố mẹ cũng như các cháu chưa hiểu hết vai trò tác dụng của khí cụ; kể cả đội ngũ cung cấp thiết bị cũng không hiểu và giải thích về tác dụng của khí cụ. Giáo sư người Pháp đã chỉ rõ những nhược điểm này và họ đã ứng dụng cho bệnh nhân của họ thành công, đỡ chi phí cho gia đình. Vậy chúng ta cần làm theo họ. 
Cần thiết đeo hàm nắn chỉnh kèm tập các bài tập trong miệng để quen với khí cụ và phát huy tính năng của khí cụ. 
Các bạn ai còn muốn tìm hiểu kỹ hơn hãy inbook cho mình nhé! 

No comments:

Post a Comment

Mời bạn đọc thông báo nhận xét từ Blog cá nhân

______________________________ _______________________