NẮN CHỈNH RĂNG TRẺ EM BẰNG NHIỀU CÁCH
Em bé có quá
nhiều răng mọc lệch vẹo, lệch trục, lúc đầu bé được nắn chỉnh bằng hàm nắn đơn
giản mất khá thời gian nhưng không được, chuyển sang nắn
chỉnh cố định có hàm răng đều và đẹp.
Lời khuyên: Với
răng mọc như em bé này, chỉ có thể chọn nắn chỉnh bằng phương pháp mắc cài thì
mới có hàm răng đẹp như ý được các mẹ nhé !
Với trường phái
của Pháp thì cho trẻ đeo hàm nắn chỉnh cơ chức năng từ lúc 3 tuổi đối với các
cháu có vấn đề về răng, hàm.
-
Nếu lệch lạc nhẹ
chỉ đeo hàm không cần nắn chỉnh cố định
-
Với trường hợp
lệch lạch trung bình và nặng thì đeo hàm, thời gian sau gắn nắn chỉnh cố định
-
Đeo hàm phối hợp
nắn chỉnh cố định trong và sau khi nắn chỉnh với tất cả các trường hợp gắn mắc
cài
Chỉ định đeo hàm nắn chỉnh cơ chức năng:
|
|
Chống chỉ định
Chống chỉ định tuyệt đối
- Khớp cắn hạng III nặng
- Nghẽn đường mũi hoàn toàn
- Sai khớp cắn quá nặng
- trẻ và phụ huynh đều không hợp tác tốt
Chống chỉ định tương đối
- Trượng hợp cắn ngược răng hàm cần nong rộng hàm
theo chiều ngang trước khi dùng khí cụ chức năng EF (tùy theo chuẩn
đoán có thể dùng Quad-Helix, ốc nới rộng…)
- Các trường hợp cắn ngược nhẹ phải được tái đánh
giá sau khi mang EFtrainer.
- Một số những bệnh lý tai mũi họng như phì đại
Amygdale hoặc VA, vẹo vách ngăn, dị ứng có thể nguyên nhân gây thở
miệng, các bệnh lý này phải được chuẩn đoán và điều trị tai mũi họng trước
khi điều trị bằng khí cụ EF.
- Trong trường hợp thắng lưỡi quá ngắn, nên cắt
thắng và tập lưỡi trước khi dùng EF.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH CÔNG
- Phụ huynh và con em phải đồng lòng cùng nhau
- Sự hợp tác của con em và phụ huynh là nền tảng,
phải chọn lựa các bé nghiêm túc, có trách nhiệm.
- Có thể chụp film mỗi 6 tháng và cho trẻ xem sự
tiến triển để khích lệ trẻ.
- Trẻ phải có kỉ luật và hợp tác
- Khí cụ mang là một khí cụ tạo chức năng thật sự
- Nên giải thích cho trẻ việc điều chỉnh răng bằng
khí cụ chức năng nếu có kết quả sẽ đem đến lợi ích cho cả cuộc đời trẻ.
Việc cần nói thêm là khoảng 30% trường hợp không cần chỉnh nha sau này,
70% trường hợp sẽ giúp cho việc điều trị chỉnh nha về sau được dễ dàng
hơn.
Theo Giáo sư người Pháp họ cho
trẻ trên 3 tuổi đeo hàm nắn chỉnh cơ chức năng nhằm mục đích:
+ Điều chỉnh và định hướng cho
xương và thẳng hàng các răng
+ Giúp cho bé thở đường mũi
+ Tạo cung hàm rộng
+ Nâng lưỡi lên cao
+ Tác động lên hệ thống cơ môi
dưới, điều hòa cơ vòng môi,
+ Mở khóa lồi cầu
1-
SAI KHỚP CẮN
LOẠI II:
-
Lưỡi không
đẩy lên trên
-
Xương hàm
dưới luôn bị đẩy ra sau
-
Xương hàm
trên đẩy tiến ra trước
-
Hàm dưới bị
khóa bởi môi dưới
Không điều
trị thì càng ngày càng trở nên ngặn hơn
Nhiệm vụ cần tác động:
Đưa hàm dưới về đối đầu
Chống lại cơ môi
Đẩy lưỡi lên trên, đẩy môi về phía trước
Hàm trên rộng ra
Đẩy xương hàm xuống dưới và ra
trước
Mục đích của đeo hàm: Giúp điều
chỉnh sai lệch về mặt chức năng
Đeo hàm Ef kid , rồi hàm Ef start, chuyển sang hàm Ef
trainner
Giải phóng hàm dưới, đừng để
hàm dưới cản trở bằng cách không làm thay đổi độ Tourque của răng mà thay đổi lồi
cầu và thay đổi thói quen xấu.
Hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập
đi kèm
2-
SAI KHỚP CẮN
LOẠI III:
-
Lưỡi nằm dưới
và ra trước
-
Đường thở
mũi hẹp
-
Đẩy vùng
răng cửa hàm dưới ra trước
-
Bn cố mím lại dẫn đến khóa môi trên dẫn đến
hàm trên không phát triển
Nguyên nhân: Hàm dưới đẩy ra trước
Hàm trên thiểu sản
Nhiệm vụ đeo hàm: Đẩy lưỡi lên
cao giúp xương hàm trở về bình thường
Trẻ bị tắc nghẽn khi ngủ thì điều trị để tốt
hơn khi lớn lên
Dùng khí cụ nong mũi: đeo buổi tối khi ngủ chống tắc mũi, dần
xương hàm phát triển ra.
Hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập
đi kèm
No comments:
Post a Comment
Mời bạn đọc thông báo nhận xét từ Blog cá nhân